Sầu riêng là loại cây trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, ưa nóng ẩm, Nhiệt độ trung bình để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt là 24–300C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể khiến cây sầu riêng con chậm phát triển.
Độ ẩm thích hợp trung bình từ 65 – 80% và lượng mưa hàng năm khoảng 1800 – 2000 mm. Nếu khô hạn kéo dài phải đảm bảo việc cung cấp nước cho cây nhưng tránh đọng nước ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây. Điều này có nghĩ là mùa khô phải được giữ ẩm còn mùa mưa thì phải ráo.
Đất phù hợp cho cây sầu riêng phát triển là những loại đất thoát nước tốt, tơi xốp, màu mỡ như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt nhẹ.
Kỹ thuật trồng sầu riêng non yêu cầu đất trồng có độ PH từ 4.5 đến 6.5 nhưng nên điều chỉnh PH đất trong khoảng 5.5 đến 6.5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora gây bệnh xì mủ thối rễ hại cây.
Cây sầu riêng con khi đưa từ bầu cây xuống đất nên được lấp đất vừa qua mặt bầu, nén đất xung quanh gốc nhưng không nén sát vào gốc cây.
Dùng cọc cắm dọc theo thân chính của cây sầu riêng con rồi cột dây giữ cho cây thẳng đứng, hạn chế gió làm lung lay gốc cây.
Sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao, không ưa khí hậu khô hanh. Nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển nằm trong khoảng từ 240C – 300C.
Sau trồng, bà con nên tiến hành che phủ, giữ ẩm cho đất trồng bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cành cây khô, thân ngô, thân chuối… để hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất mặt và không bị rửa trôi khi tưới nước.
Lưu ý: Vật liệu che phủ cách gốc 15-20cm để hạn chế thối gốc
Sầu riêng là cây ưa sáng nên không trồng mật độ quá dày để cây đón được đủ lượng ánh sáng để sinh trưởng và phát triển.
Tuy nhiên, lá của cây sầu riêng con khá yếu và mỏng, dễ bị cháy nắng. Do đó vào những ngày trời nắng gắt và nhiệt độ cao thì bà con nên che bớt lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây.
Bà con có thể tiến hành trồng xen canh thêm các loại cây trồng khác như cà phê, cam, chuối,... Điều này sẽ giúp cho cây vừa che nắng che gió, vừa cải tạo đất trồng. Vì đa số đất trồng sầu riêng được chuyển đổi từ các vườn trồng cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp nên đã bạc màu, thoái hóa, nghèo dinh dưỡng.
Trong tuần đầu tiên sầu riêng con mới trồng, bà con chỉ cần tưới nước giữ ẩm cho cây làm quen với môi trường đất.
Sau khi trồng cây con được 7-8 ngày, bắt đầu bón phân hữu cơ vi sinh cho cây vì đây là dạng phân bón mà cây con dễ dàng hấp thụ nhất. Bà con nên bón xung quanh gốc và cách gốc khoảng 1 gang tay (20cm) với liều lượng khoảng 1-3 kg/ gốc.
Sau ngày thứ 10 (sau khi rải phân hữu cơ 2 ngày) có thể kết hợp phân kích rễ tưới xung quanh gốc để tăng kích thích sự phát triển của rễ, thân cành, lá.
Sau 10-15 ngày, cây xuất hiện mũi giáo (bung đọt non) thì nên mua thuốc diệt rầy rệp và côn trùng về phun lên hạn chế bệnh gây hại.
Một số lưu ý khi bón phân cho cây sầu riêng:
Hình ảnh: Bón phân cho cây sầu riêng mới trồng để bổ sung dinh dưỡng
Sầu riêng con cần lượng nước vừa đủ để duy trì độ ẩm cho cây; đặc biệt trong vòng 45 ngày đầu mới trồng. Nếu thiếu nước, cây có thể chết héo. Thừa nước rễ không phát triển được, có thể bị thối và chết.
Ở giai đoạn mới trồng, nhu cầu về độ ẩm của cây sầu riêng là 65 – 80% độ ẩm trong đất. Tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cần chú ý tưới kịp thời và đầy đủ bởi nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây không phát triển được, héo và chết cây.
Lượng nước tưới thông thường là 20-30 lít/cây. Tưới nước đúng cách giúp cây con giúp cây nhanh bén rễ và sinh trưởng tốt.
Ngoài ra, cây sầu riêng không thích nước bị ứ đọng lại. Vì vậy bà con cần phải tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Điều này sẽ hạn chế tình trạng sầu riêng vàng lá, hạn chế nấm phát triển.
Lượng nước tưới thông thường là 20-30 lít/cây. Tưới nước đúng cách giúp cây con giúp cây nhanh bén rễ và sinh trưởng tốt.
Xem thêm: Chất lượng nước dùng trong nông nghiệp
Ngay từ đầu khi cây sầu riêng còn nhỏ, bà con nên tiến hành cắt tỉa đi các cành mọc sai vị trí, định hình khung ban đầu cho cây. Tuy nhiên ở giai đoạn vườn ươm không nên cắt tỉa cành quá nhiều để đảm bảo cây sầu riêng con không bị mất sức và vẫn phát triển tốt.
Sau khi phá bầu đất ươm của cây để chuyển sầu riêng con vào trong đất vườn, sau một thời gian bạn nên lưu ý việc tạo dáng cho cây, tiến hành lựa chọn những cành tốt để làm khung. Lúc này bạn chỉ nên tỉa cành ít, tập trung bón phân giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh.
Một số quy tắc cần nắm khi tỉa cành cho cây sầu riêng:
Hình ảnh: Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng mới trồng
Sầu riêng con khi vừa được chuyển từ bầu đất xuống vườn trồng cần thời gian để thích ứng với môi trường mới. Khả năng hấp thụ và tìm kiếm dinh dưỡng của rễ vẫn còn hạn chế. Vì vậy để sầu riêng con nhanh bén rễ, bà con nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kích thích cây ra rễ non.
Việc kích rễ được tiến hành kịp thời sẽ giúp cho sầu riêng con nhanh chóng thích nghi; hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu nuôi cây, đi đọt.
Xem thêm: Phòng, trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng - kinh nghiệm từ chuyên gia
Trên đây là cách chăm sóc sầu riêng mới trồng đúng kỹ thuật mà Funo xin chia sẻ đến quý bà con nông dân. Việc chăm sóc cây sầu riêng mới trồng không khó nhưng cần đúng kỹ thuật vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của sầu riêng giai đoạn sau này, nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bà con vui lòng liên hệ qua hotline 0911311100 để được Funo tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!
Bài viết xem nhiều nhất
Nhận lời khuyên từ chuyên gia
TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO TỪNG LOẠI ĐẤT, CÂY TRỒNG
Hãy để chúng tôi giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của cây.
Phân bón Goku cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với thiên nhiên, góp phần nâng cao giá trị nông sản người dân Việt Nam
71-73 Trần Văn Kiểu, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
0903.993.754 - Hotline: 0922.77.22.99
Trang chính
Copyright @2024 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Nông Nghiệp Goku |
Copyright @2024 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Nông Nghiệp Goku